Phụ nữ
mang thai được biết đến là đối tượng vô cùng nhạy cảm, bất cứ thứ gì nạp vào cơ
thể cũng phải đặc biệt cẩn trọng. Vì lúc này bạn không chỉ ăn cho mình mà còn
nuôi một sinh linh bé nhỏ, còn chưa có đủ sức đề kháng, chống chọi với các tác
nhân xấu từ bên ngoài. Theo các tài liệu Đông y chép lại, yến sào có tính hàn,
vị ngọt, đặc biệt tốt trong việc điều trị cảm cúm, kiện tỳ dưỡng huyết, bổ thận
sinh tinh,…vì vậy từ tháng thứ 3 bà bầu mới nên ăn yến sào. Bởi lẽ,
lúc này thai đã vào tổ, bé nằm chắc chắn trong bụng mẹ, không còn lỏng lẻo như
khi mới hình thành, nên tính hàn của yến sào cũng không thể ảnh hưởng xấu tới
cả mẹ và bé.
Công dụng của yến sào đối với phụ nữ mang thai
Như
chúng ta đã biết, tác dụng của yến sào đối với bà bầu vô cùng lớn.
Trong yến sào có chứa tới 18 loại axit amin và 30 vi chất cần thiết cho cơ thể,
đặc biệt là sắt và canxi hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành khung xương và tạo
máu của bé từ trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này nếu bạn không cung cấp đủ
lượng canxi thì sẽ dẫn tới tình trạng bé còi xương, chậm lớn. Hơn nữa, do quá
trình nuôi thai, canxi từ mẹ truyền sang con nên bạn rất có thể sẽ bị đau
lưng ngay trong thai kỳ và ảnh hưởng đến suốt cuộc đời về sau này. Không những
thế, dùng yến sào khi mang bầu còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ
miễn dịch, tránh mắc các bệnh thời tiết như cảm, cúm,…ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe của hai mẹ con.
Công thức nấu yến sào cho phụ nữ mang thai
Vậy chế
biến yến sào cho bà bầu thế nào là an toàn và có thể giữ lại nhiều dưỡng
chất nhất có thể? Theo như chúng tôi được biết, chưng yến với đường phèn hoặc
chưng cách thủy là cách làm phổ biến nhất hiện nay để đảm bảo chất dinh dưỡng
trong yến sào còn nguyên vẹn. Sau khi đã làm sạch yến sào, bạn ngâm nước khoảng
30 phút để các sợi yến tơi ra. Sau đó dùng nồi nước sạch đun sôi, để chén yến
vào giữa nồi với mực nước ngập ¼ chén. Kiểm tra thấy yến có độ mềm vừa phải thì
bạn tiếp tục đổ đường phèn vào, chưng thêm khoảng 15 phút là có thể dùng được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét