Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Yến sào giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi mang thai cho mẹ bầu


Phụ nữ mang thai nên ăn yến sào vào tháng thứ mấy để có hiệu quả nhất đang là mối quan tâm của nhiều gia đình. Hãy cùng tham khảo bài viết để biết được thời điểm dùng yến sào tốt nhất theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nước ta nhé.

Yến sào giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi mang thai cho mẹ bầu

Khi mang thai mẹ bầu phải đối mặt với những triệu chứng sau:

– Ốm nghén (quý 1 của thai kỳ): Thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi thai kỳ xuất hiện, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày. Triệu chứng buồn nôn thường chấm dứt sau tuần thứ 12-14 của thai kỳ. Hiếm khi nó kéo dài cả thai kỳ. Bạn cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi một số thức ăn,…Một số mẹ sẽ nôn ói nhiều tới mức bị giảm cân và có thể phải chỉ định truyền nước
Đừng bao giờ để dạ dày rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no. Bạn có thể ăn mỗi lần một ít, ăn nhiều bữa trong ngày. Có thể bồi bổ một số thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, với thể trạng yếu hoặc nhạy cảm với thức ăn cần hỏi thêm ý kiến của bác sỹ vào giai đoạn này
– Nám da: Sự gia tăng sắc tố dưới da là hiện tượng bình thường trong lúc có thai. Các nốt ruồi, các vết chàm, sẹo và đặc biệt là tàn nhang thường sẫm màu lại và phát triển rộng ra. Một lằn nâu xuất hiện trên vùng bụng. Bạn cũng có thể bị một mảng nám màu nâu trên mặt và cổ.
Về cơ bản, những mảng màu nâu khó chịu này sẽ biến mất ít lâu sau khi bạn sinh nhưng bạn có thể hạn chế nó từ bây giờ!
– Chuột rút (chủ yếu trong quý 3 thai kỳ): Có thể do cơ thể thiếu canxi. Cơ bắp co thắt làm đau, thường xảy ra ở bắp chuối cẳng chân và bàn chân, nhiều khi vào ban đêm.
Bổ sung thức ăn giàu caxi, vitamin-D và ăn thêm tỏi là lời khuyên của bác sĩ Đông Y!
– Cảm thấy muốn xỉu: Trong lúc mang thai, huyết áp thấp hơn, vì thế bạn dễ cảm thấy muốn xỉu. Cảm thấy choáng váng và đứng không vững. Chỉ muốn ngồi hoặc nằm.
Đừng đứng yên quá lâu, hoặc không thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột!
– Khó ngủ: Bạn có thể gặp vấn đề này vì em bé quẫy đạp, vì mắc đi vệ sinh ban đêm, hoặc là vì bụng của bạn quá lớn nên bạn nằm trên giường không thấy thoải mái.
Đọc sách hoặc tập các bài thể dục thư giãn nhẹ hay tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp bạn!
– Đau lưng (hay xảy ra trong quý 3): Bạn rất dễ bị đau lưng trong quý 3 của thai kỳ. Lí do là trọng lượng của thai nhi kéo bạn về phía trước và vì thế bạn có khuynh hướng hơi ngửa về đằng sau để bù trừ. Các cơ của lưng dưới và xương chậu bị kéo căng dẫn đến đau lưng.
Đi giày đế thấp, chú ý ngồi đúng tư thế và tránh thay đổi tư thế đột ngột
– Chứng khó thở: Vào thời kỳ cuối của thai kỳ, đứa bé ép lên cơ hoành làm bạn khó thở. Thường thì chứng này giảm đi nhiều khoảng một tháng trước khi sinh, khi đầu đứa bé lọt qua xương chậu. Thiếu máu cũng có thể làm cho bạn khó thở.
Nghỉ ngơi nhiều và theo dõi mức độ có thể tham vấn thêm ý kiến bác sĩ
– Chứng táo bón (thường xảy ra trong cả quý 1, 2, 3): Kích thích tố progesterone của thời kỳ mang thai làm giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi và gây ra chứng táo bón.
Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Bầu hay uống bổ sung sắc cần chú ý uống sau khi ăn và thật nhiều nước!

Sử dụng yến sào cho bà bầu để giảm thiểu các triệu chứng trên


Yến sào giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi mang thai cho mẹ bầu 1

Không phải là tất cả, không là thần thánh – nhưng nó giúp cho bà bầu giảm thiểu các triệu chúng trên và cung cấp dưỡng chất cũng như khoáng chất và vi lượng cần thiết cho cơ thể ở dạng dễ hấp thu
Dinh dưỡng cho bà bầu cực kỳ quan trọng vì nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh và thông minh của thai nhi sau này. Ngoài các công dụng thông thường, đối với bà bầu, yến sào là nguồn cung cấp dinh dưỡng và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.
Yến sào chứa nhiều protein và 18 loại axit amin, cùng với khoáng chất Magie, Sắt, Kẽm… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Ngoài ra, axit amin Tryptophan có trong yến sào giúp chống trầm cảm, làm hưng phấn, giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi cho bà mẹ khi mang thai và thúc đẩy quá trình phục hồi cho người mẹ sau khi sinh. Đây cũng là một tiền chất của serotonin và melatonin rất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ, cùng sự cân bằng nitrogen ở bà mẹ.
Bên cạnh đó, yến sào chứa axit amin Glycine có tác dụng giảm nguy cơ tiền kinh giật ở bà bầu, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện cho trẻ.
Hơn nữa, yến sào sào còn giúp các mẹ mang thai duy trì được làn da trẻ đẹp nhờ Threonine. Đó là hoạt chất hình thành nên elastin và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em.
Rất nhiều chị em mách nhau rằng ăn yến tốt cho phụ nữ mang thai, giúp con khi sinh ra có làn da trắng hồng, nhanh lớn còn mẹ thì khỏe mạnh và nhanh phục hồi, lấy lại sức sau khi sinh em bé.
Theo nghiên cứu những người mẹ khi mang thai được ăn yến thì em bé sinh ra khỏe mạnh, không mắc các bệnh về phổi và cơ quan hô hấp.
Vì Vậy chị em phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú đều nên dùng yến để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mẹ và con. Nếu khi mang thai, mẹ khỏe thì thai nhi tăng cân, tăng chiều dài và phát triển trí tuệ tốt. Đến nay chưa thấy trường hợp mẹ bầu dùng yến sào mà có ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như em bé.
Tuy nhiên việc dùng yến sào để bồi bổ cho cơ thể thì cũng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bà mẹ mang thai. Nếu như sử dụng không đúng cách hoặc không đúng liều lượng và thời kỳ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ lẫn thai nhi. Trước khi ăn có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
Đối với thai phụ suy dinh dưỡng, nhất là những người bị ốm nghén trầm trọng, con kém phát triển, thì nên sử dụng yến sào để bồi bổ vì yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Đối với phụ nữ chưa bao giờ ăn yến sào, và đây là lần đầu tiên ăn yến sào thì mới đầu nên ăn ít để xem cơ thể có phản ứng gì không? Còn đối với thai phụ đã từng ăn yến sào thì việc bổ sung dinh dưỡng từ yến sào trong giai đoạn này rất cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý, các bà mẹ mang thai dưới 4 tháng tuổi chưa nên sử dụng yến sào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét